HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG XE ĐẠP
Trị tận gốc chứng đau nhức xương khớp do giày cao gót gây ra
Vì đi giày cao gót, ngoài 45 tuổi phụ nữ bị thoái hoá, đau nhức xương khớp nhiều hơn đàn ông (đầu gối, mũi chân, đốt sống lưng,…). Nghĩa là từ tuổi 25, hội chị em đã không thể làm ngơ điều đó.
Giày cao gót trước nay vốn được coi là trợ thủ đắc lực trong việc nâng tầm sức quyến rũ cho phái đẹp. Dẫu ai cũng rõ mồn một tác hại của giày cao gót đến xương khớp, nhưng vì để có diện mạo đẹp hơn, đa số chị em phụ nữ đều chủ quan làm lơ nó. Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”, ngay từ bây giờ chị em hãy giữ gìn sức khoẻ đôi chân bằng phương pháp đơn giản mà hữu ích nhất – đạp xe.
Tác hại của việc đi giày cao gót tới xương khớp:
Vẹo cột sống:
Khi đi giày cao gót, cơ thể phải ngả về phía trước để giữ cân bằng cho đôi chân và giảm phần cong dưới lưng nhằm đứng vững hơn. Có nghĩa là cấu trúc tự nhiên của cột sống bị thay đổi, chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Qua một thời gian, cột sống có thể bị vẹo gây ra các bệnh gù lưng, gai cột sống, đau dây thần kinh toạ,… hoặc nhẹ thì cũng đau mỏi lưng.
Viêm khớp gối:
Giày cao gót khiến trọng tâm khớp bị lệch, đầu gối luôn phải cong mà xương ống chân lại ở tư thế ngược lại khiến đầu gối phải chịu áp lực lâu dài rất dễ bị viêm.
Tê buốt khớp ngón chân
Tư thế đi giày cao gót của chị em khiến toàn bộ trọng lượng của cơ thể dồn xuống mũi chân nên có thể khiến các khớp ngón chân đau nhức, tê liệt. Hơn nữa, các dây thần kinh bị chèn ép nên khung bàn chân dễ bị biến dạng, nhức mỏi.
Ảnh 1: Giày cao gót gây ra các bệnh ở khớp gối và khớp ngón chân
Làm thế nào để phụ nữ giữ được xương khớp chắc khoẻ dù phải đi giày cao gót nhiều?
Uống thuốc: Cách phổ biến nhất nhưng lại gây tác dụng phụ:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc để phòng tránh và chữa trị các bệnh về đau nhức xương khớp. Không thể phủ nhận một số trong đó quả thực hiệu nghiệm, tuy nhiên dù thuốc tốt như thế nào thì vẫn luôn có những mối nguy hại. Đau dạ dày, nóng gan và tích độc trong thận là 3 tác hại thường gặp nhất của việc lạm dụng thuốc. Chưa kể tới hiện tượng “nhờn thuốc” – uống cũng không còn công dụng nữa, lại dễ gây cảm giác đau hơn dù là vết thương nhẹ.
Ảnh 2: Nỗi ám ảnh mang tên uống thuốc
Hơn nữa, không chỉ là chị em phụ nữ mà ai cũng ghét phải uống thuốc, thậm chí có người còn coi đó là nỗi ám ảnh. Việc quên uống thuốc cũng không phải là hiếm gặp.
Bởi vậy, phương pháp phòng tránh và chữa trị không dùng thuốc được đề cao hơn rất nhiều.
Đạp xe: Cách đơn giản và hiệu nghiệm nhất:
So với các môn thể thao khác, đạp xe được coi là kẻ thù số 1 của các bệnh về xương khớp, nhất là đối với các bệnh về chân. Đạp xe thể dục cũng là cách vận động đơn giản nhất, không cần phải có trang thiết bị chuyên dụng, có thể lồng ghép ngay trong sinh hoạt hằng ngày nên vô cùng phù hợp với chị em phụ nữ.
Ảnh 3: Đi giày cao gót vẫn có thể đạp xe mà không hề đau nhức
Sáng đi làm đạp xe 3km, tối tan làm đạp thêm 3km nữa về nhà. Tính ra mỗi tuần cũng đã tự đạp xe được tầm 40 cây số, mà chẳng cần phải dành ra các buổi tập luyện riêng. Cộng với những lúc tụ tập bạn bè đi mua sắm, cafe hay bỗng chợt muốn đạp xe dạo vòng quanh phố, chị em cũng có thể vừa chơi vừa rèn luyện sức khoẻ rồi!
Hãy bắt đầu bằng việc chọn cho mình một chiếc xe đạp được thiết kế để bạn luôn có được tư thế đạp xe đúng cách – lưng thẳng, tay thẳng, chân đạp thoải mái mà không bị cuồng. Chiều cao của yên xe ngang với hông là công thức “chuẩn” được áp dụng với các dòng xe đạp tân tiến nhất, trong đó có xe đạp gấp thể thao. Yên xe đỡ người, bàn đạp đỡ chân, các khớp ở đầu gối và ngón chân không phải chịu áp lực nặng nề nữa, vậy là có đủ sức khoẻ để đẩy lùi các căn bệnh xương khớp do giày cao gót gây ra.
Ảnh 4: Đạp xe đi làm, vừa đẹp vừa khoẻ
Không phải giày cao gót, mà chính việc đạp xe thể dục hằng ngày mới là vũ khí sắc bén nhất để bảo vệ sắc đẹp và sức khoẻ!