Social marketing là gì?
Social marketing là một hình thức tiếp thị trên internet thông qua việc tạo và chia sẻ nội dung trên các trang mạng xã hội để đạt mục tiêu marketing, gồm các hoạt động như đăng bài, hình ảnh, video, chạy quảng cáo trả phí, … thúc đẩy sự tương tác của khán giả.
Khi tôi gặp gỡ các doanh nghiệp hay các agencies, tôi phát hiện họ hoàn toàn lạ lẫm với thuật ngữ “content marketing”. Thật bất ngờ, khi tôi giải thích, nhiều người trong số họ thường nói rằng:
“Đó có phải là việc đăng bài của các doanh nghiệp không? Ý của bạn là social marketing phải không?”
Thật vậy, content marketing liên quan rất nhiều đến social marketing. Và tất nhiên, trong social media marketing, các marketer sử dụng content để truyền tải thông điệp của họ.
Social Media Marketing và chiến lược Marketing trên các Mạng xã hội
Social media marketing là một hình thức trong digital marketing cách hiệu quả giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô tiếp cận với khách hàng tiềm năng của họ.
Hiện nay đa phần các khách hàng của bạn đều sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội. Vì thế nếu bạn không tương tác với họ qua các nền tảng của mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và Pinterest. Bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn.
Vậy để một chiến lược Marketing hiệu quả trên các social media là gì? Nó sẽ mang lại gì cho doanh nghiệp của bạn? Có phải nó giúp tạo ra những fans hâm hộ trung thành, thúc đẩy việc bán hàng và tìm được nguồn khách hàng tiềm năng?
So sánh content marketing và social media marketing
Mặc dù có một số điểm tương đồng giữa content marketing và social marketing là gì. Tuy nhiên, chúng thật sự là hai thực thể riêng biệt. Chúng có mục tiêu và quy trình thực hiện khác nhau. Để giúp xóa tan sự nhầm lẫn này.
So sánh content marketing và social marketing
Vai trò chủ yếu
Trong social media marketing, trọng tâm của hoạt động digital marketing nằm ở các social networks – mạng lưới xã hội. Khi các marketers vận hành các chiến dịch social media, họ post các hoạt động lên Facebook, Twitter và Google+, …
Và khi họ xây dựng content, họ sẽ post chúng lên các trang mạng này.
Ngược lại, trọng tâm của content marketing là xây dựng thương hiệu cho một website. Cho dù đó là một URL có thương hiệu như dienmayxanh.com hay microsite cho một số sản phẩm cụ thể của chính thương hiệu, …
Social networks rất quan trọng đối với sự thành công của chiến lược content marketing. Tuy nhiên Facebook, Twitter và Google+ chỉ được sử dụng như một nhà phân phối các links trỏ về content trên website của thương hiệu. Nó không phải là nơi để chứa content.
Các loại content trong digital marketing
Trong social media marketing, content được xây dựng để phù hợp với bối cảnh của nền tảng mạng xã hội được chọn.
Content ngắn trong phạm vi 140 kí tự cho các cuộc thi, câu đố và mini game trên Facebook, … Tại đây các doanh nghiệp “biến tấu” content của họ theo nhu cầu và thị hiếu của người dùng trên mạng xã hội.
Mặt khác, trong content marketing, bối cảnh của các trang web cho phép bạn xây dựng những bài viết dài hơn. Các doanh nghiệp có thể viết những bài post trên blog, video, infographics, ebook, … Tại đây, các doanh nghiệp xây dựng chiến lược content dựa theo các media publishers.
Các loại Content Marketing rất đa dạng
Mục tiêu
Social media marketing và content marketing đều có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong digital marketing.
Tuy nhiên, social media marketing là gì thường có xu hướng tập trung vào hai mục tiêu chính trong lĩnh vực digital marketing.
Sử dụng brand awareness để tạo ra các hoạt động và thảo luận xung quanh thương hiệu.
Giữ chân khách hàng. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh mạng xã hội như một diễn đàn để đối thoại trực tiếp với khách hàng. Nó thường tập trung xoay quanh những vấn đề và câu hỏi mà người dùng đặt ra.
Ngược lại, content marketing thường tập trung hơn vào việc tạo ra nhu cầu. Khi có được content chất lượng, các doanh nghiệp sẽ có thể phát triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và thúc đẩy họ mua hàng.
Không chỉ có các kênh Social, bạn có thể tận dụng nguồn lực từ Email Marketing để tiếp cận rộng rãi đến nhiều người dùng hơn.
Sự phát triển của digital marketing
Social media marketing là yếu tố được ưu tiên hàng đầu của hầu hết mọi bộ phận digital marketing. Trong khi đó, content marketing là một thuật ngữ mới. Nó cũng được xem là một cách làm mới đối với nhiều người.
Internet đã đem lại một cuộc cách mạng. Nó giúp các doanh nghiệp có khả năng giao tiếp trực tiếp với khách hàng mà không cần đến một kênh truyền thông trung gian nào.
Social media marketing là bước đầu tiên trong quy trình này. Nó kết nối trực tiếp với người dùng – những người dành rất nhiều thời gian cho mạng xã hội. Và content thường được định dạng thành các đoạn ngắn giúp quá trình đăng tải dễ dàng hơn.
Nhưng khi các doanh nghiệp đã dần trở nên quen thuộc hơn với vai trò là người cung cấp thông tin. Bước tiếp theo là hướng tới content marketing.
Trong content marketing, các doanh nghiệp phải tạo ra những bài viết dài hơn, chất lượng cao hơn và thu hút khán giả trên chính website riêng của mình. Họ phải trở thành những publishers trên mạng xã hội thực thụ. Nhờ đó mà họ có được kết quả kinh doanh cao hơn.
Thông qua việc nỗ lực xây dựng chiến lược content marketing. Doanh nghiệp có thể tương tác sâu hơn với khách hàng của họ. Và bằng cách hướng người dùng đến website riêng, doanh nghiệp có cơ hội lớn để có được lượng khách hàng tiềm năng.
Marketing trực tuyến luôn liên tục phát triển
Social media marketing: Bắt đầu bằng việc lên kế hoạch
Trước khi bắt đầu tạo các chiến dịch social media marketing, hãy xem xét mục tiêu kinh doanh của bạn. Bắt đầu chiến lược social media marketing mà không có mục tiêu, nó giống như bạn đang đi lang thang trong rừng mà không có bản đồ vậy.
Dưới đây là một số câu hỏi để bạn có thể xác định mục tiêu social media marketing của mình:
1. Bạn hi vọng sẽ đạt được gì thông qua social media marketing?
2. Đối tượng mục tiêu của bạn là ai?
3. Đối tượng mục tiêu của bạn sẽ sử dụng social media là gì?
4. Thông điệp bạn muốn gửi đến khán giả của mình thông qua social media marketing là gì?
5. Loại hình kinh doanh của bạn sẽ định hướng và thúc đẩy chiến lược social media marketing của bạn.
Ví dụ: Một doanh nghiệp ngành thương mại điện tử hay du lịch có tính có trực quan cao, họ sẽ nhận được rất nhiều lợi ích nếu xuất hiện với nội dung giá trị và hình ảnh đẹp trên Instagram hoặc Pinterest. Còn những công ty quảng cáo sẽ tìm thấy nhiều cơ hội hơn khi xuất hiện trên Twitter hoặc Linkedin.
Social media marketing đáp ứng các mục tiêu marketing?
Social media marketing có thể đáp ứng cho bạn một số mục tiêu sau:
+ Tăng website traffic
+ Xây dựng tỷ lệ chuyển đổi
+ Nâng cao nhận thức về thương hiệu
+ Tạo sự khác biệt cho thương hiệu
+ Cải thiện việc giao tiếp và tương tác với các đối tượng chính
Nếu bạn thu hút được càng nhiều khán giả trên các trang mạng xã hội. Bạn sẽ càng dễ dàng đạt được các mục tiêu digital marketing của mình.
Sự đa dạng của mạng xã hội giúp đạt mục tiêu Marketing tốt hơn
Một số tips cho Social Media Marketing
Bạn đã sẵn sàng với việc marketing trên social media chưa?
Dưới đây là một vài mẹo marketing cho social media để khởi động các chiến dịch mạng xã hội của bạn.
+ Lập kế hoạch Social media content: Xây dựng plan cho social media marketing là điều vô cùng cần thiết trong digital marketing. Xem xét, nghiên cứu từ khóa và các đối thủ cạnh tranh để lên ý tưởng cho content hấp dẫn hơn. Nó sẽ giúp thu hút được nhiều khách hàng mục tiêu của bạn.
+ Xây dựng Social Content tuyệt vời: Giống với các lĩnh vực digital marketing khác, content đóng vai trò quan trọng trong chiến lược social media marketing. Hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên đăng tải những thông tin giá trị, điều mà khách hàng của bạn đang cần. Nội dung mà bạn chia sẻ trên các trang mạng xã hội có thể bao gồm: Hình ảnh, video, infographics, hướng dẫn “how-to”,…
+ Hình ảnh thương hiệu nhất quán: Sử dụng social media để marketing cho phép doanh nghiệp của bạn đăng những hình ảnh thương hiệu trên nền tảng social media khác nhau. Mặc dù mỗi nền tảng có môi trường và intent của người dùng riêng, nhưng bản sắc cốt lõi kinh doanh và hình ảnh của doanh nghiệp bạn nên nhất quán với nhau. Và phải đảm bảo hình ảnh này đáng tin cậy.
+ Dùng Social media cho việc quảng bá nội dung: Social media marketing là một kênh hoàn hảo để chia sẻ nội dung trên blog và trên website của bạn với độc giả.
Khi bạn xây dựng được một cộng đồng với nhiều lượt theo dõi trung thành trên các phương tiện truyền thông xã hội. Bạn có thể đăng tất cả nội dung mới của mình và đảm bảo độc giả của bạn có thể tìm thấy nội dung mới ngay lập tức. Thêm vào đó, nếu các bài đăng chất lượng bạn sẽ có được nhiều người theo dõi hơn.
Social media marketing và content marketing luôn bổ trợ cho nhau.
+ Chia sẻ Curated Links: Mặc dù sử dụng social media để marketing là một cách tuyệt vời để tận dụng content thu hút người theo dõi. Tuy nhiên đó cũng là cơ hội cho các liên kết với bài viết bên ngoài.
Nếu bạn tìm được nhiều nguồn thông tin hấp dẫn. Đừng ngần ngại, hãy chia sẻ chúng với các đối tượng mục tiêu của bạn. Nó không chỉ giúp bạn tăng độ tin cậy với khách hàng mà rất có thể bạn còn nhận được một số backlink chất lượng.
+ Theo dõi đối thủ cạnh tranh: Việc theo dõi các đối thủ cạnh tranh vô cùng quan trọng. Họ có thể cung cấp dữ liệu có giá trị cho việc nghiên cứu từ khóa và nhiều vấn đề khác. Nếu đối thủ của bạn đang sử dụng một kênh hoặc kĩ thuật social media marketing nào đó, hãy xem xét chúng và có thể làm theo họ nhưng theo một cách tốt hơn.
+ Đo lượng mức độ thành công với Analytics: Bạn có thể xác định mức độ thành công của các chiến lược social media marketing mà không cần phải theo dõi dữ liệu. Google Analytics được sử dụng như một công cụ để giúp bạn thực hiện được điều đó. Nó sẽ giúp bạn xem xét chiến lược nào tốt và chiến lược nào cần nên loại bỏ.
Lưu ý: Đính kèm tracking tags vào các chiến dịch social media marketing của bạn để có thể theo dõi chúng đúng cách.
Social Media Crisis Management (Quản lý các vấn đề xảy ra trên phương tiện truyền thông xã hội): Mọi thứ không phải lúc nào cũng xảy ra suôn sẻ. Tốt nhất là bạn nên có những hướng dẫn cụ thể để nhân viên biết cách xử lí các tình huống bất ngờ.
Chiến lược marketing trên mạng xã hội
Chiến lược social media marketing hiệu quả
Bạn đã có chiến lược social media marketing cho năm 2020 chưa?
Năm 2019 là năm biến động của social marketing. Facebook bị nghi ngờ trong việc thay đổi thuật toán và quyền riêng tư. Instagram cuối cùng đã ra đời bằng cách tung ra một loạt tính năng kinh doanh. Đồng thời nó vượt qua mốc một tỷ người dùng.
Các bước để phát triển một kế hoạch social media marketing. Nó sẽ đưa bạn đến một năm 2020 với nhiều thành công hơn.
Đặt mục tiêu để giải quyết những thách thức lớn nhất của bạn
Điều đầu tiên cần làm là tìm ra những gì bạn muốn từ các phương tiện truyền thông xã hội. Nó có thể là lượng khách hàng tiềm năng và cũng có thể là uy tín của doanh nghiệp bạn.
Dù mục tiêu của bạn là gì đi chăng nữa thì …
Việc lập kế hoạch social media là một cuộc đua marathon – Không phải là chạy nước rút.
Các doanh nghiệp nên cố gắng đặt ra các mục tiêu thực sự có thể đạt được. Ví dụ, mục tiêu đạt được 1 triệu người theo dõi mới trên Instagram trong năm 2019. Điều này sẽ chẳng bao giờ xảy ra.
Bằng cách giải quyết các mục tiêu nhỏ và thực tế hơn, bạn có thể nỗ lực thực hiện chúng để đạt được kết quả tốt hơn. Ngoài ra, mục tiêu còn phụ thuộc vào ngân sách mà bạn sẽ chi cho chiến dịch của doanh nghiệp mình.
Các mục tiêu social media mẫu cho năm 2020
Dưới đây là một số mục tiêu hành động mà các doanh nghiệp thuộc mọi mô hình kinh doanh có thể áp dụng và chinh phục.
+ Tăng nhận thức về thương hiệu: Để tạo được nhận thức về thương hiệu đích thực và lâu dài, bạn nên tránh việc chỉ đăng những thông điệp quảng cáo. Thay vào đó, hãy tập trung vào nội dung hữu ích liên quan đến ngành nghề của bạn.
+ Đạt được doanh số cao hơn: Việc xây dựng chiến lược digital marketing thông qua các social media là gần như không thể nếu như không tạo lập từ khóa, cụm từ, hashtag cụ thể. Nhờ đó người dùng có thể dễ dàng tiếp cận với doanh nghiệp của bạn hơn.
+ Thúc đẩy doanh số bán hàng trực tiếp: Nhiều doanh nghiệp lớn đang tìm kiếm một chiến lược social media marketing nhằm thúc đẩy doanh số tại cửa hàng. Bạn có thể đăng những thông tin về các chương trình khuyến mãi tại cửa hàng để thu hút khách hàng hơn.
+ Cải thiện ROI: Dành thời gian để nghiên cứu và kiểm tra các social media của bạn. Nó sẽ giúp bạn giảm chi phí lao động, quảng cáo. Kết quả cuối cùng là giúp bạn siết chặt chi tiêu cho doanh nghiệp bạn.
+ Tạo một fanbase trung thành: Doanh nghiệp của bạn có sử dụng content do người dùng tạo không? Khách hàng của bạn sẽ là nguồn nội dung mới mà bạn cần khai thác. Hãy khuyến khích họ đăng nội dung cùng bạn.
+ Làm tốt hơn đối thủ của bạn: Đối thủ của bạn đang làm gì? Những chiến lược nào họ đang sử dụng để thúc đẩy việc bán hàng? Phân tích những thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách định vị thương hiệu của bạn trên các social media.
Bạn có thể kết hợp nhiều mục tiêu với nhau. Tuy nhiên, hãy giữ cho chiến lược social media marketing của bạn đơn giản thay vì làm rối loạn nó với quá nhiều mục tiêu.
Nghiên cứu đối tượng của bạn
Hiện nay đã có rất nhiều công cụ phân tích xuất hiện. Nó giúp bạn nghiên cứu các đối tượng mục tiêu một cách dễ dàng hơn.
Tìm hiểu thông tin của các đối tượng sử dụng mạng xã hội
Bạn cần rất nhiều thông tin về đối tượng khách hàng để tác động đến chiến lược social media marketing của bạn.
Ví dụ, lấy thông tin từ các hình ảnh minh họa trên social media (demographics).
Dưới đây là screenshot các điểm dữ liệu đáng chú ý cho các mạng lưới xã hội phổ biến.
Sử dụng số liệu người dùng để cải thiện social media marketing
Từ đó, doanh nghiệp của bạn nên tiếp cận nhiều hơn đến các dữ liệu về người dùng. Nó sẽ giúp bạn định hướng content của mình.
Dưới đây là một số gợi ý:
+ Facebook và Youtube đều là những nơi dành cho quảng cáo. Có lẽ một phần là nhờ vào cơ sở người dùng có thu nhập cao của họ.
+ Phần lớn người dùng Instagram dưới 30 tuổi. Vì thế nội dung cần táo bạo, bắt mắt, cá tính.
+ Số lượng người dùng là nữ trên Pinterest nhiều hơn người dùng là nam. Nơi đây được ghi nhận là nền tảng có giá trị đơn hàng trung bình cao nhất cho người mua sắm trên mạng xã hội.
+ Cơ sở người dùng của Linkedln rất tốt. Điều này khiến nó trở thành trung tâm cho những nội dung chuyên sâu. Đa số, nội dung trên LinkedIn cụ thể theo ngành và có thể phức tạp hơn những gì bạn thấy trên Facebook và Twitter.
Xem nó hoạt động như thế nào?
Các dữ liệu của người dùng ở trên cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về từng kênh khác nhau. Còn khách hàng của bạn thì sao?
Bạn cần phân tích kỹ hơn để hiểu hơn về khách hàng của mình.
Đó là lí do vì sao nhiều người sử dụng giao diện social media. Nó sẽ cung cấp tổng quan về những người theo dõi bạn, cũng như cách họ tương tác với bạn trên mỗi kênh.
Ví dụ trong Sproutsocial – công cụ tiện ích quản lý dữ liệu trên social media, nó sẽ giúp bạn theo dõi, phân tích về các đối tượng mục tiêu và các kênh.
Sproutsocial – Công cụ theo dõi thông tin người dùng trên social media để tối ưu marketing
Cho dù bạn muốn cung cấp thông tin chuyên sâu cho khách hàng hay khám phá thông tin của người dùng, giao diện Dashboard này luôn hữu dụng.
Thiết lập các chỉ số quan trọng nhất của bạn
Bất kể bạn đang kinh doanh lĩnh vực nào, chiến lược social media marketing của bạn vẫn nên dựa trên dữ liệu để marketing. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn nên tập trung vào các chỉ số trên social media.
Chỉ số về khả năng tiếp cận của người dùng (engagement) rất cần thiết để xây dựng mối quan hệ có ý nghĩa và lâu dài với những người theo dõi bạn. Số lượng lớn người dùng và số lượt like cho các bài viết là những dữ liệu quan trọng.
Một số chỉ số cần lưu ý
Tuy nhiên vẫn còn một số chỉ số bạn nên chú ý tới trong năm 2019:
+ Reach: Số lượng người dùng duy nhất xem bài đăng của bạn.
Làm thế nào để content của bạn có thể lan truyền trên mạng xã hội? Chúng có thật sự đến được tay người dùng? Đối với việc các thuật toán liên tục thay đổi, việc theo dõi những số liệu này được cho là quan trọng hơn bao giờ hết.
+ Click: Số lượt người dùng nhấp vào content, tên công ty hay logo doanh nghiệp của bạn. Click vào các đường link rất quan trọng giúp bạn hiểu cách người dùng di chuyển qua các kênh tiếp thị của bạn. Theo dõi số lượt click trên mỗi chiến dịch sẽ giúp bạn hiểu được intent của người dùng và điều gì có thể thúc đẩy sự tò mò hay khuyến khích họ tương tác với doanh nghiệp bạn.
+ Engagement: Tổng số lượt tiếp cận chia cho số lần hiển thị. Bạn cần xem ai đã tương tác với bài đăng của bạn. Nó giúp bạn biết được mức độ cảm nhận của khán giả về doanh nghiệp của bạn.
+ Hashtag performance: Hashtag được sử dụng nhiều nhất của bạn là gì? Những hashtag nào được liên kết nhiều nhất với thương hiệu của bạn? Hay những hashtag nào thu hút người dùng nhất?
Xem và sử dụng những hashtag phù hợp nhất cho việc marketing
+ Lượt like organic hay trả phí: Không chỉ đơn giản là những lượt likes thông thường, những lượt likes còn được xác định từ content tự nhiên hoặc content có trả phí.
Đối với các kênh như Facebook, việc tương tác tự nhiên khá khó. Vì thế mà nhiều doanh nghiệp chuyển sang hình thức chạy quảng cáo Facebook.
+ Sentiment: Chỉ số đo lường cách người dùng phản ứng với content hay hashtag của bạn. Vậy khách hàng cảm thấy như thế nào về chiến dịch gần đây của bạn?
Đó là điều bạn cần tìm hiểu!
Dựa vào thông số về ý kiến của người dùng để cải thiện marketing
Một chiến lược social media marketing hiệu quả bắt nguồn từ những con số. Ý tôi là những con số cần được đưa vào những bối cảnh xoay quanh mục tiêu ban đầu của bạn.
Tìm hiểu những gì đối thủ bạn đang làm
Trước khi, bắt đầu tạo content, bạn nên biết về những gì mà đối thủ của bạn đang làm. Bạn có thể phân tích thông qua các số liệu hiển thị bên ngoài. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cũng sử dụng các công cụ phân tích bên thứ ba để tìm hiểu sâu hơn về đối thủ cạnh tranh của mình.
Chẳng hạn các công cụ như SemRush, Ahrefs, Sproutsocial, …
Nhìn vào đối thủ cạnh tranh có thể cho bạn những ý tưởng cho chiến lược social media marketing cho riêng mình. Mục đích ở đây không phải là sao chép hay đánh cắp ý tưởng của đối thủ. Thay vào đó, nó giúp bạn xác định họ đang làm gì và làm thế nào để điều chỉnh các chiến dịch của riêng mình sao cho phù hợp với intent của người dùng.
Cùng ngành, chiến lược khác nhau
Bạn có thể tham khảo ví dụ của 2 thương hiệu trong cùng một thị trường Kem nhưng họ xây dựng chiến lược social marketing hoàn toàn khác nhau.
Và 2 thương hiệu nổi bật ở đây là Halo Top Creamery và Ben & Jerry.
Halo Top Cream ưu tiên hình ảnh bắt mắt và có cách chú thích thông minh trên các món ăn của họ. Do đó, bài viết của họ nhận được hàng nghìn lượt tương tác.
social media marketing của halo top creamery
Halo Top Creamery sử dụng hình ảnh bắt mắt để marketing trên mạng xã hội
Nguần: Internet
Ngày: 23/12/2019 - đăng bởi: vimotngaymai