Quá trình tẩy sạch vòi nước inox đơn giản
Miệng vòi là nơi cần vệ sinh đầu tiên
Đây là nơi nhiều người không để ý đến vì là một chi tiết nhỏ trong cấu tạo cảu vòi và cũng vì một phần do khuất tầm mắt nên không được chú ý. Không thể nhìn rõ bên trong ống có gì nên bạn cứ nghĩ là sẽ chẳng cần phải vệ sinh nó! Chính suy nghĩ chủ quan này mà hình thành nên nơi các chất bẩn dễ bám vào nhất. Lâu ngày tích tụ sẽ dẫn đến gây hại cho sức khỏe của bạn khi sử dụng nguồn nước thông qua phần miệng vòi mất vệ sinh.
Để làm sạch phần miệng vòi này, bạn có thể sử dụng giấm ăn hòa với một ít baking soda cho vào một túi nilon và buộc vào phần miệng vòi sao cho ngấm tràn phần này. Bạn đợi trong vòng 15-20 phút sau đó tháo ra và dùng bàn chải hoặc cọ xoong vệ sinh thật sạch. Cuối cùng là xả nước để rửa trôi chất cặn bã.
Vệ sinh cần gạt nước và phần bọc xung quanh
Dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải đánh răng cũ để vệ sinh phần viền xung quanh chân vòi và các phần khấc nối tiếp xúc với bề mặt. Dùng chỉ nha khoa là tối ưu nhất vì có thể làm sạch sâu tận trong các kẽ hở khó vào nhất, từ đó có thể dễ dàng đánh bay các cặn bẩn cứng đầu.
Những điều cần chú ý khi vệ sinh vòi inox
Nếu sử dụng đúng các phương pháp trên mà vòi inox cũng không thể nào sáng hơn thì chứng tỏ vòi đã dùng rất nhiều năm và bị sỉn màu, inox do sử dụng lâu năm nên lớp mạ bị oxi hóa dẫn đến ăn mòn nên không thể trở nên như mới được nữa. Với trường hợp này, điều bạn có thể làm đánh sạch các vết bẩn, mảng bám chứ không thể làm bóng vòi inox được nữa.