Mình là dân chuyên toán từ lớp 3 nên 1) khổ từ bé 2) thích mô hình toán. Và hoom nay 2 cái này kết hợp với nhau Khổ và Toán học :-) Chia sẻ cho vui.
Mình lại thích tâm lý, làm việc hàng nghìn người và quan sát thấy người nhiều tiền có nhiều nỗi khổ ... nay chứng minh bằng toán học.
(1) PHƯƠNG TRÌNH TIỀN
Chúng ta thường nghe nói:
- Làm công việc này vất vả lắm => Cần phải mất nhiều tiền;
- Làm việc này tốn nhiều thời gian => Chi phí cao;
- Làm việc này khó lắm => Cần trả công cao
Vậy tiền tỷ lệ thuận với Thời gain/Công sức/Mức độ khó-nguy hiểm.
Tiền = f(thời gian, công sức, mức độ khó)
Vì vậy nếu muốn kiếm nhiều tiền có các cách sau:
1. Dành thời gian, chăm chỉ
2. Nỗ lực, mất nhiều công
3. Có chuyên môn
4. Làm việc mạo hiểm/nguy hiểm ...
PHƯƠNG TRÌNH HẠNH PHÚC
Chúng ta thường nghe: cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền; hay có tiền mua tiên cũng được. Theo quan điểm này ta có phương trình:
Hạnh phúc = g(Tiền)
(3) HỆ QUẢ
Chẳng ai thích mệt nhọc, trách nhiệm, tốn thời gian cả ... ai cũng thích thoải mái, tự do ... vì vậy gọi mệt mỏi, căng thẳng, trách nhiệm từ chung là KHỔ. Từ phương trình (1) => Tiền = f(Khổ)
Nói cách khác cảng KHỔ càng có nhiều TIỀN. Không khổ thì không có tiền.
Từ 2 phương trình trên: Hạnh phúc = G(Tiền) = G(F(Khổ)) = G*F(Khổ) = H(Khổ)
Wow. Chúng ta có hàm thú vị. Nếu càng có hạnh phúc thì Khổ càng tăng :-) Đây là sự mâu thuẫn ... nghịch lý. Đây là điều chúng ta thấy có một số người càng khổ thì càng kiếm nhiều tiền, càng nhiều tiền càng bất hạnh
:-)
KẾT
Phương trình về tiền nó không đúng, không sai; nó thể hiện niềm tin, mô thức chúng ta học được từ xã hội. Chúng ta học từ cha mẹ, nhà trường và chúng ta được học từ bé là phải KHỔ TRƯỚC, SƯỚNG SAU ... và LÀM VIỆC => TIỀN => HẠNH PHÚC
Budapest 24/8/2019
Nguồn: QuangPN - Ngày: 12/9/2019 - đăng bởi: QuangPN