Dựa vào mẫu côn trùng được bắt, các nhà khoa học thuộc khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương cho biết, đây là kiến ba khoang, thuộc bọ cánh cứng, đầu đen, ngực có màu vàng cam hay đỏ, cánh cụt.
Dựa vào mẫu côn trùng được bắt, các nhà
khoa học thuộc khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét Ký sinh
trùng-Côn trùng Trung ương cho biết, đây là
kiến ba khoang, thuộc bọ cánh cứng, đầu đen, ngực có màu
vàng cam hay đỏ, cánh cụt.
Đặc điểm của côn trùng là thích ánh
sáng xanh nên kiến ba khoang hay tập trung vào khu vực
có ánh đèn. Kiến ba khoang khó diệt, những loại
thuốc xịt côn trùng thường không có tác dụng.
Khi chúng bò lên người, nếu nhẹ thì ngứa rát,
còn nặng hơn thì sưng, phồng rộp, nhiễm trùng. Theo phản
ánh của nhiều người dân những vết thương do chúng gây
ra phải 1 tuần mới khỏi. Đặc biệt nếu độc tố dính vào mắt
thì cũng có thể gây bỏng mắt hoặc bị mù tạm thời.
Thời gian mùa thu chính là mùa sinh sản cộng
với môi trường thay đổi vì thế số lượng kiến ba khoang cũng nhiều
lên 1 cách bất thường. Do trên bụng của kiến có 2
tuyến độc tố có tên khoa học là Pederin nên nếu như
đã bị đốt, người dân không được đập chết & chà
xát chúng để hạn chết nọc độc lan rộng. Nếu bạn lỡ tay đập chết
kiến ba khoang trên tay mình cần rửa sạch bằng xà
phòng để tránh độc tố của nó tiết ra trước khi chết. Đặc
biệt, nên hạn chế gãi vì càng gãi vết thương
càng lan ra rộng hơn.
Theo khuyến cáo của nhà khoa học thuộc Viện Sốt
rét-Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương để
phòng tránh hiệu quả, mọi gia đình nên sử dụng cửa lưới chống muỗi, côn
trùng, quanh nhà có thể đặt những cây đuổi côn
trùng như sả, dạ hương… Vào mùa côn
trùng phát triển (như tháng 3, 4, 5 và 8, 9, 10)
trong nhà nên tắt bớt đèn, trước khi đi ngủ bạn nên
quét dọn nhà cửa, rũ giường. Cho trẻ đi chơi thì nên
tránh chỗ đèn sáng, nếu như thấy kiến ba khoang đậu
trên người thì thổi nhẹ cho nó bay đi chứ không
nên chà xát mạnh.